6 quy tắc công nghệ mới sẽ làm chủ tương lai của loài người

6 quy tắc công nghệ mới sẽ làm chủ tương lai của loài người

16/07/2019

Công nghệ đang tạo ra một loạt các quy luật mới, có khả năng làm thay đổi sự tồn tại của con người. 

Công nghệ đang tiến bộ rất nhanh chóng, chúng ta sẽ thấy những thay đổi căn bản trong xã hội không chỉ thời điểm hiện nay, mà cả trong những năm tới. Chúng ta đã thấy máy tính, cảm biến, trí thông minh nhân tạo, và gene đã định hình lại toàn bộ ngành công nghiệp và cuộc sống hàng ngày của chúng ta như thế nào.

Công nghệ đang tạo ra một loạt các quy luật mới sẽ làm thay đổi sự tồn tại của con người. Dưới đây là sáu quy luật:

6 quy tac cong nghe moi se lam chu tuong lai cua loai nguoi
Các robot đang thâm nhập ngày càng sâu vào xã hội con người. (Nguồn: Venture Beat)

1. Tất cả đều được số hóa

Số hóa đã thâm nhập vào các trò chơi điện tử và sau đó vào phương tiện truyền thông, chẳng hạn như phim ảnh, hình ảnh và âm nhạc. Người ta đã áp dụng lĩnh vực kỹ thuật số vào các thương vụ kinh doanh phức tạp, các dụng cụ y tế, quy trình công nghiệp, và hệ thống giao thông. Bây giờ, chúng ta đang số hóa tất cả mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta hàng ngày: hành động, lời nói, và suy nghĩ.   

Những chiếc cảm biến giá rẻ và phổ thông có khả năng ghi lại tất cả mọi thứ chúng ta làm ra, và tạo ra các hồ sơ kỹ thuật số phong phú cho toàn bộ cuộc sống của con người.

2. Máy móc sẽ "chiếm việc làm" của con người

Trong mọi lĩnh vực, máy móc, robot đang bắt đầu làm công việc của con người. Điều này lần đầu tiên diễn ra trong cuộc cách mạng công nghiệp, khi dây chuyền sản xuất được đưa vào nhà máy và hàng triệu người bị mất việc làm. Những việc làm mới được tạo ra, và đó là một khoảng thời gian đáng sợ, và đã có một sự xáo trộn xã hội đáng kể.

Phong trào số hoá các công việc cũng được tiến hành trong các ngành dịch vụ, mức lương thấp. Các công ty như Amazon, Safeway và Home Depot đang đưa robot vào để đẩy nhanh tiến độ công việc.

Những chiếc xe tự lái sẽ loại bỏ hàng triệu việc làm của những người lái xe. Chẩn đoán y tế tự động sẽ thay thế các bác sĩ trong các lĩnh vực như X-quang, da liễu và bệnh lý.

Con người chỉ còn làm việc trong các lĩnh vực cần sự sáng tạo, chẳng hạn như tiếp thị, kinh doanh, chiến lược, các lĩnh vực kỹ thuật tiên tiến. Chúng ta phải sẵn sàng cho một thế giới với tỷ lệ thất nghiệp quanh năm cao. Nhưng đừng lo lắng, bởi vì ...

3. Mức sống sẽ được cải thiện khi mọi thứ sẽ rẻ hơn

Điện thoại di động và máy tính ngày càng phổ biến hơn trong những thập kỷ qua. Khi các thành tựu công nghệ như máy tính, cảm biến ngày càng phát triển thì chi phí sản xuất ra chúng càng giảm.

Chi phí cho đời sống sẽ trở nên hoàn toàn rẻ hơn - như các khoản chi cho chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, viễn thông, điện, và máy tính… nhờ có công nghệ giúp phát triển những ngành công nghiệp tương ứng.

4. Công nghệ "tự làm lấy" sẽ phổ biến

Lợi ích của việc giảm chi phí sinh hoạt đó là các công nghệ và công cụ giúp chúng ta khỏe mạnh, hạnh phúc, được giáo dục tốt, và có đầy đủ thông tin.

Học tập trực tuyến trong hầu hết các lĩnh vực là miễn phí. Chi phí cũng đang giảm đối với các thiết bị y tế di động. Chúng ta sẽ có thể chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe nhờ sử dụng điện thoại và phần mềm thông minh.

Các bộ dụng cụ có mã nguồn mở đang làm cho công nghệ DIY (tự làm lấy) trở nên phổ biến hơn, do đó, bạn có thể tự làm những sản phẩm của riêng bạn. Ví dụ, trang web DIYDrones.com cho phép bất cứ ai muốn chế tạo một máy bay không người lái có thể làm theo những hướng dẫn tương đối đơn giản để làm ra nó.

Với máy in 3-D, bạn có thể tạo đồ chơi của riêng mình. Chẳng bao lâu nữa chúng sẽ cho phép bạn "in" ra những mặt hàng gia dụng thông thường - và thậm chí đồ điện tử.

Công nghệ tạo nên những cải tiến lớn sẽ làm cho nhiều ước mơ trở thành hiện thực. Bạn có thể có một nhà máy nhỏ ngay trong nhà để xe của bạn, và hàng xóm của bạn cũng vậy.

5. Thừa thãi cũng là vấn đề

Bởi công nghệ làm cho mọi sản phẩm rẻ hơn và phong phú hơn, vấn đề của chúng ta sẽ nằm ở sự thừa mứa.

Điều này đã được chứng minh trong một số lĩnh vực, đặc biệt là ở các nước phát triển, nơi mà các bệnh do sự sung túc gây ra như béo phì, tiểu đường, tim mạch. Những căn bệnh này cũng đang nhanh chóng tăng lên cùng với chế độ ăn uống kiểu phương Tây ở các nước đang phát triển. Bộ gene của con người vốn thích nghi với những điều kiện của sự khan hiếm dinh dưỡng và không được chuẩn bị cho điều kiện sống thừa thãi, dồi dào calo. Càng nhiều sản phẩm hạ giá thì quá trình này càng tăng tốc.

Sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội, Internet, và kỷ nguyên kết nối liên tục là những nguồn dư thừa khác. Con người đã tiến hóa để xử lý công việc một cách liên tục, việc này sau việc kia, chứ không phải là cùng một lúc. Sự xuống cấp đáng kể của khả năng tập trung chú ý của chúng ta một phần là do điều này, một phần cũng vì số lượng các dữ liệu đầu vào và các lựa chọn dành cho hoạt động tinh thần tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.

6 quy tac cong nghe moi se lam chu tuong lai cua loai nguoi
Con người và robot trở nên khó phân biệt. (Nguồn: Venture Beat)

6. Khó phân biệt giữa robot và con người!

Hiện nay, những tiến bộ khoa học như cấy ghép võng mạc bằng silicon để thay thế tế bào thần kinh, hay chân tay giả hoạt động với sự giúp đỡ của phần mềm máy tính cá nhân đã trở nên phổ biến. Bộ “khung xương” được máy tính dẫn đường đang chuẩn bị được sử dụng trong quân đội Mỹ trong vài năm tới, dự kiến ​​sẽ trở thành một công cụ di động phổ biến đối với những người khuyết tật và người già.

Các cảm biến được cài đặt vào cơ thể chúng ta để theo dõi các chỉ số sức khỏe quan trọng và truyền tải những dữ liệu không dây với điện thoại của chúng ta. Kết quả là, các ý tưởng về những gì khoa học có thể làm có nghĩa là con người sẽ thay đổi. Sẽ trở nên ngày càng khó khăn để phân biệt rạch ròi giữa con người và máy tính.

(Bài viết được dựa trên cuốn sách sắp ra mắt "Người lái chiếc xe không cần người lái: Làm thế nào để các lựa chọn công nghệ của chúng ta tạo tương lai" của tác giả Vivek Wadhwa sắp được phát hành ở Mỹ. Vivek Wadhwa là thành viên danh dự tại trường Đại học Kỹ thuật Carnegie Mellon tại Thung lũng Silicon và là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Thương mại tại Đại học Duke, Mỹ).

 

Tags :

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
+(84)070.666.1688 +(84)0937.717.333

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

product-image

Số lượng:

Tổng tiền:

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán: